Màn hình HMI hiện nay đã quá quen thuộc với con người, đặc biệt trong công nghiệp, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phần giao tiếp giữa người và máy. Vậy HMI là gì, cấu tạo và hoạt động của HMI ra sao…? chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về HMI nhé.
1. HMI là gì?
HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì đó là một HMI.
2. Ưu điểm và ứng dụng của HMI:
a. Ưu điểm của HMI:
• Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
• Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
• Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
• Khả năng lưu trữ cao.
b. Ứng dụng thực tế của HMI:
- Trong công nghiệp tư động hoá, việc giao tiếp với máy móc rất quan trong, đảm bảo vấn đề tự động hoá, hạn chế dùng sức người.
3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại HMI:
a. Cấu tạo của HMI:
+ Phần cứng:
• Màn hình:
• Các phím bấm
• Chíp: CPU,
• Bộ nhớ chương trình: ROM,RAM, EPROM/Flash, …
+ Phần mềm:
• Các đối tượng (Object)
• Các hàm và lệnh
• Phần mềm phát triển:
• Các công cụ xây dựng HMI.
• Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
• Các công cụ mô phỏng
+ Truyền thông:
• Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB
• Các giao thức truyền thông: Mobus, CANbus, PPI, MPI, Profielbus
b. Nguyên lý hoạt động của HMI:
c. Phân loại HMI:
+ HMI truyền thống bao gồm:
• Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm…
• Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy.
+ HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:
• HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA,Citect…
• HMI trên nền nhúng: HMI chuyên dụng, hệ điều hành là Windows CE 6.0
• Ngoài ra còn có một số loại HMI biến thể khác Mobile HMI dùng Palm, PoketPC.
4. Thông số kỹ thuật của HMI:
5. Các lưu ý khi xây dựng hệ thống HMI:
a. Lựa chọn phần cứng:
• Lựa chọn kích thước màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ…).
• Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
• Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
• Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.
b. Xây dựng giao diện:
• Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng ( Model), thiết bị kết nối ( PLC ), chuẩn giao thức…
• Xây dựng các trang màn hình screen.
• Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
• Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
• Viết các chương trình script (tùy chọn).
• Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
• Nạp thiết bị xuống HMI.
6. Các hãng sản xuất HMI:
- Omron
- LS
- Siemens
- Mitsubishi
- Delta
- Schneider
- Keyence
- Samkoon
- Weintek
- ………….
Tùy vào nhu cầu thực tế và chị phí đầu tư mà quý khách nên chọn loại HMI phù hợp nhất. Đến với Bảo An quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn để chọn ra loại màn hình HMI tối ưu nhất, không những đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà còn phù hợp với kinh phí đầu tư. Sau khi chọn xong quý khách sẽ được hỗ trợ lắp đặt nếu cần, đi kèm chế độ bảo hành dài hạn và hỗ trợ trực tiếp một cách nhanh chóng.
🏢 CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ VHB VIỆT NAM
📍 ĐĐKD: D24-22, Lô D, KĐT Gleximco Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
☎️ Hotline/ Zalo: 094.806.1333
📧 Email: duydv@vhb.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác và mua hàng của quý khách! Trân trọng./.